Khoá brand xây dựng thương hiệu Plato

Học khoá Brand Plato: 8 điều giúp bạn “thu hoạch” nhiều nhất!

Chào các bạn, các anh chị, tôi là Đỗ Thị Thanh Phương, cựu học viên khoá Brand 14. Hiện nay tôi là Giám đốc Học viện Thương hiệu Plato. Như các anh chị, tôi cũng đã rất bỡ ngỡ và gặp nhiều thách thức khi học khóa Brand Plato. Từ kinh nghiệm học của mình, cũng như ứng dụng kiến thức xây dựng và quản trị thương hiệu theo chuẩn quốc tế vào doanh nghiệp, tôi xin chia sẻ vài điều mà tôi nghĩ là là sẽ giúp các anh chị “thu hoạch” tối đa sau khoá huấn luyện.

Những ai nên học khoá Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo (Brand)?

Khoá này phù hợp với: 

  • Chủ doanh nghiệp
  • CEO, lãnh đạo chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh & marketing
  • Quản lý cao cấp đứng đầu các bộ phận về kinh doanh, marketing

Note: Những người đang có nhu cầu thực tế tìm kiếm giải pháp về xây dựng thương hiệu bài bản cho doanh nghiệp mình đang công tác, hoặc cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong tương lai.
Bạn có thể chưa có chút kiến thức bài bản nào về thương hiệu hoặc marketing, nhưng bạn nhất định cần có trải nghiệm thực tế trong kinh doanh. Nếu không, khoá học này hoàn toàn lãng phí.
Nếu bạn đã là đối tượng phù hợp, hãy tưởng tượng xem, mình sẽ học cùng rất nhiều nhân sự cao cấp của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Chà, đây là một cơ hội lớn để học hỏi!

Cần chuẩn bị những gì trước khi học?

Tôi bắt đầu công việc Giám đốc Học viện từ 1/1/2020. Cho đến nay tôi đã nghe khoảng 300 anh chị chia sẻ mục tiêu học của mình:

  • Người thì mới khởi nghiệp, chưa rõ hướng đi về thương hiệu của mình
  • Người thì có sản phẩm rất tốt rồi, nhưng doanh thu chưa tốt như kỳ vọng vì chưa có nhiều khách hàng biết đến
  • Người thì đã có một thương hiệu quen thuộc với khách hàng, nhưng đang bị đe doạ nhiều bởi đối thủ cạnh tranh
  • Người thì đang băn khoăn nên bán cho nhiều phân khúc khách hàng hay tập trung vào một phân khúc nhất định
  • Người thì đã rất tự tin với chiến lược thương hiệu của mình, nhưng chưa biết cách thực thi và quản trị nó
  • V.v….

Nhu cầu học hỏi về thương hiệu rất phong phú. Nhưng như bạn thấy đấy, nó rất cụ thể. Vậy điều đầu tiên bạn cần một mục tiêu thật cụ thể, rõ ràng trước khi học. 
Từ đó, bạn hãy đặt thật nhiều câu hỏi cụ thể hơn trước và trong khi học, mang câu hỏi đó ra trao đổi với thầy và đồng môn. Tôi tin là bạn sẽ “nhặt” được đầy ắp những điều hữu ích.

Format huấn luyện

  • Lý thuyết bài bản
  • Case thực tế quốc tế & trong nước… từ trải nghiệm làm nghề của HLV
  • Thực hành các case thực tế của học viên trong lớp

 Bạn thấy đấy, với format này, bạn sẽ bắt tay vào giải bài toán kinh doanh thật sự.

 

HLV Nguyễn Đức Sơn Khoá Brand Plato
HLV Nguyễn Đức Sơn – Khoá huấn luyện Xây dựng và quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo

Nên đọc những cuốn sách branding nào?

Học lớp xây dựng thương hiệu branding plato
Khi vào các khoá học ở Plato, bạn sẽ thấy gần như tất cả mọi người đều mê sách. Học viện nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến sách. Với khoá huấn luyện Xây dựng và quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo, Học viện xin chia sẻ đến bạn list sách mà HLV Nguyễn Đức Sơn khuyên đọc (nhưng đây không phải là điều bắt buộc): 

  • 22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu – Al Ries
  • Positioning (Định vị) – Al Ries
  • Chiến lược đại dương xanh – Chan Kim
  • How brands grow: What Marketers Don’t Know – Byron Sharp
  • Lời tự thú của bậc thầy quảng cáo – David Ogilvy
  • Dốc hết trái tim – Howard Schultz
  • The end of marketing as we know it – Sergio Zyman
  • Khác biệt hay là chết – Jack Trout, Steve Rivkin

Đây là những cuốn sách của những guru làng marketing thế giới, được đúc kết qua vô vàn case study thực tế lớn nhỏ trong suốt cuộc đời của họ. Ngoài ra, HLV Nguyễn Đức Sơn của chúng tôi đặc biệt yêu thích cuốn sách Dốc hết trái tim của Howard Schultz – Cựu CEO Starbuck. 
Lớp brand plato
Bên cạnh đấy, có một điều rất thú vị là nhóm nào có phát hiện hay hoặc câu trả lời xuất sắc sẽ được “phần thưởng” là… một cuốn sách. Mua một cuốn sách là việc chẳng có gì khó khăn với các doanh nhân, nhưng được tặng sách trước lớp là một… “khát khao” khi bạn đã thực sự bước vào “cuộc đua”.

Cách học nào phù hợp?

Mỗi người sẽ có một cách học khác nhau. Nhưng qua thực tế và quan sát của tôi thì…

Điều quan trọng nhất là nghĩ về mục tiêu ban đầu và cách áp dụng kiến thức đang học vào thực tế. Nhiều người đã “gặt hái” ngay trong khoá học bằng cách học đến đâu, làm ngay đến đấy ở doanh nghiệp mình.

Học ở Plato là học những kiến thức bài bản nhất theo chuẩn quốc tế về marketing và branding nhưng học để áp dụng ngay vào công việc. 

Chọn case study như thế nào?

Về điểm này, hãy tin tôi, nó là điều quan trọng quyết định rất nhiều đến hiệu quả khoá huấn luyện. Plato sẽ yêu cầu các nhóm thực hành trên chính case thực tế. Nếu case của học viên nào được nhóm chọn để trình bày tốt nghiệp thì bạn sẽ có cơ hội rất lớn:

  • Được các thành viên trong nhóm xây dựng chiến lược. Có mấy khi doanh nghiệp “thuê” được từng ấy “bộ óc siêu việt” về làm cán bộ?
  • Ngày tốt nghiệp được các học viên trong lớp góp ý, và đặc biệt, được thầy tư vấn.
  • Có cơ hội được chia sẻ tâm huyết của mình và sự khác biệt của sản phẩm đến cả lớp. Có thể đó chính là những khách hàng – đối tác tiềm năng của bạn.
  • Có thể “mang về” một bản chiến lược chất lượng mà không hề phải đi thuê tư vấn.
Khoá brand xây dựng thương hiệu Plato
Teamwork trong nhóm sẽ giúp các thành viên gắn kết sâu sắc trong cuộc sống

Thế nên, hầu như buổi đầu thảo luận chọn case, ai cũng muốn thuyết phục nhóm chọn case của mình. Nhưng, nhóm nên chọn thế nào đây? 
Với kinh nghiệm học và chứng kiến rất nhiều nhóm học của mình, mình nghĩ các bạn nên:

  • Các nhóm nên chọn case có PLAN ỨNG DỤNG THẬT của doanh nghiệp sau khi học xong khóa này.
  • Tiêu chí chấm điểm: ứng dụng LINH HOẠT các lý thuyết đã học trên lớp & trình bày thuyết trình ỨNG DỤNG ĐƯỢC TRONG THỰC TẾ KINH DOANH của doanh nghiệp.
  • Case đăng ký tốt nghiệp sẽ không đưa ra phân tích làm ví dụ trong suốt quá trình học để đảm bảo tính khách quan.
  • Chọn case nào mà chủ case có quyền quyết định ở doanh nghiệp. Dù thế nào thì chủ case sẽ là người đóng góp quan trọng vào sự thành công của bài thuyết trình. Người có quyền quyết định sẽ biết nên chia sẻ thông tin nào, sâu đến đâu… Thậm chí, họ còn huy động thêm nhân sự trong doanh nghiệp hỗ trợ để nhóm có đủ tư liệu làm việc. Nhiều nhóm mà mình biết đã đến thăm doanh nghiệp chủ case, trải nghiệm sản phẩm để làm bài tốt nhất.
  • Điều quan trọng nữa là chủ case cam kết… ít nghỉ học. Có những khoá chủ case nghỉ đến ⅔ số buổi, bỏ lại nhóm… bơ vơ.
  • Chúng ta chọn case để tất cả được học thực tế, chứ không chỉ chọn case “nghe cho hay”, nên dù không đạt kết quả cao trong buổi tốt nghiệp, thì một case có sẵn các điểm hay và dở sẽ là case học được nhiều nhất. Với những case như thế, vai trò của các thành viên khác cũng được nâng cao, khi chúng ta cùng ý thức rằng mình đang giúp chủ doanh nghiệp một việc cực kỳ ý nghĩa.
  • Case doanh nghiệp lớn hay nhỏ không quan trọng, quan trọng là doanh nghiệp đó đã có nhiều trải nghiệm kinh doanh hay chưa. Chọn một sản phẩm mới nằm trong ý định thì sẽ không có căn cứ nào để làm chiến lược. Và nếu có làm, thì chiến lược đó cũng không thực tế.
  • Nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phức tạp, khó hiểu, tính chuyên môn cao. Nhưng nếu bạn cung cấp đủ tư liệu về ngành, về sản phẩm; thuyết phục nhóm bằng tất cả sự đam mê thì đó vẫn là một case giá trị.

Làm bài tập nhóm như thế nào?

Ở Plato, cái gọi là “bài tập” không thật sự là bài tập. Nó là bài toán kinh doanh có thật của từng doanh nghiệp.

Teamwork thật sự

Vince Lombardi đã từng nói đại ý teamwork không phải là “cả nhóm cùng làm” một cách chung chung, mà là sự cam kết của mỗi cá nhân trong một nỗ lực nhóm. Mỗi lần thuyết trình tốt nghiệp, chúng tôi cực kỳ dễ dàng nhận ra những nhóm teamwork và những nhóm chỉ có số ít cá nhân làm bài. Như vậy quá thiệt thòi cho số đông trong nhóm vì cũng đi học mà các bạn lại mất đi cơ hội thực hành.

Vai trò của chủ case và thực tế kinh doanh

Khoá Xây dựng thương hiệu Brand 14 (2016)
Khoá Xây dựng và quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo14 (2016) của chúng tôi. Bạn Nguyễn Trung Dũng áo trắng thứ 5 từ trái sang.

Ở khoá Brand 14, tôi cùng nhóm Avengers với bạn Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc chuỗi Nhà thuốc Phương Chính. Học xong 2 buổi đầu, bạn phát 900 phiếu khảo sát khách hàng, yêu cầu nhân viên tích cực xin ý kiến. Đến khi tốt nghiệp, nhóm chúng tôi được đánh giá cao nhất lớp dù bài thuyết trình không quá xuất sắc. Thế nhưng, chúng tôi hiểu, thành công đến từ những gì thực tế nhất mà chủ thương hiệu đã triển khai ngay trong khi học. Đến nay, nhà thuốc Phương Chính vẫn là một hệ thống kinh doanh lâu năm nhưng lại thích nghi thành công với giai đoạn mới. Mà chúng tôi lại học được rất nhiều bài học thực tế.
Vì vậy, sau khi đã tìm được chủ case “có tâm”, tốt nhất là hãy làm và dùng các kết quả nghiên cứu thật, trên một số lượng đủ lớn để đưa ra các kết luận và quyết định chiến lược. 

Phân bổ thời gian

Một điều không kém phần quan trọng là 12 buổi huấn luyện trôi qua rất nhanh. Hãy học đến đâu, làm đến đó thì ngày tốt nghiệp các bạn không bị “cập rập”. Đừng “đổ tại” cho việc thiếu thời gian, đơn giản là bạn chỉ chưa phân bổ thời gian hợp lý mà thôi.

Những thuật ngữ hay sử dụng

Những thuật ngữ này quả là dễ dàng với dân marketing, nhưng nhiều anh chị chủ doanh nghiệp có thể bỡ ngỡ.

Đừng lo, đơn giản chỉ là công việc của bạn chưa cần biết những thuật ngữ này. Nhưng nếu nắm được thì bạn sẽ dễ tiếp thu hơn.

(Có một điều phải thừa nhận, các HLV của chúng tôi “nhiễm” thuật ngữ nước ngoài trong vài chục năm rồi, dù muốn cũng không sửa ngay được, vì đa phần là họ nói trong vô thức. Hơn nữa, rất nhiều thuật ngữ không thể dịch ra tiếng Việt):

  • B2B: là mối quan hệ buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
  • B2C: kinh doanh cho đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân
  • Insight: Đây là một khái niệm khó có thể dịch sát nghĩa, dù đa phần được gọi là “sự thật ngầm hiểu” về khách hàng. Nó có thể được hiểu là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Customers/Consumers. (Đọc thêm về: Cách tìm insight)
  • … (Chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung theo ý kiến của các bạn)

Bài viết này sẽ liên tục được cập nhật mỗi khi chúng tôi học hỏi được thêm cách học và cách áp dụng của các học viên. Khi có thêm ý tưởng, hãy comment cho chúng tôi, bạn nhé.


TÁC GIẢ:

Bà Đỗ Thanh Phương - CEO học viên Plato

HLV Đỗ Thanh Phương

Giám đốc điều hành Học viện Thương hiệu Plato

Cựu học viên khóa BR14

Chị Phương từng có 9 năm là BTV, tổ chức sản xuất của đài truyền hình VTC.
Ngoài ra, chị đảm nhận song song vị trí Giám đốc Chiến lược nội dung của Red Monsters – Agency tiên phong trong tư vấn và thực thi chiến lược Content marketing.

 

Bình luận