
3 cấp độ làm chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp mới bắt đầu
Bài viết này sẽ chia sẻ mối liên quan giữa sản phẩm, dịch vụ lõi với làm chiến lược thương hiệu, nhất là với các doanh nghiệp đang chuẩn bị bắt đầu tìm đến thương hiệu. Bài viết đặc biệt phù hợp với các tình trạng:
- Chưa từng làm thương hiệu
- Có sản phẩm tốt, nhưng khách hàng chưa hiểu
- Doanh nghiệp theo kiểu truyền thống nhưng đang bị lạc hậu với thị trường
- Start – up
Trước tiên, quan điểm nhất quán của Học viện Plato về việc làm chiến lược thương hiệu như sau:
Thương hiệu không phải là “đôi cánh thần kỳ” khi bạn không có trong tay một mô hình kinh doanh phù hợp, một sản phẩm, dịch vụ lõi thật giá trị. Đó chính là điểm khởi đầu quan trọng nhất. Từ đó bạn mới quyết định đầu tư chất xám, con người, tiền bạc vào xây dựng chiến lược thương hiệu. Có câu: “Cách giết chết một sản phẩm tồi nhanh nhất là truyền thông, quảng cáo thật nhiều về nó”. |
—
Nói như vậy là sản phẩm thật tốt thì khách hàng sẽ tự hiểu? Thực ra, trường hợp này có trong thực tế, nhưng không nhiều.
Thị trường ngày càng cạnh tranh. Có một con số thống kê cho thấy: Mỗi ngày, bộ não khách hàng đón nhận tận… 5000 thương hiệu từ các màn hình, ấn phẩm, đường phố… Làm thế nào để cái tên của bạn đọng lại trong tâm trí đã quá tải của họ?
Có một điều không bao giờ thay đổi đó là Nguyên lý “thương hiệu nằm trong tâm trí của khách hàng”, cho dù marketing chuyển từ cách mạng 1.0 sang 4.0 hay n.0.
Dưới đây là 3 cấp độ làm thương hiệu khi đã có đủ “điều kiện cần” là sản phẩm và dịch vụ tốt.
Nội dung
Cấp độ 1: Làm chiến lược thương hiệu một cách bản năng – “hữu xạ tự
nhiên hương”
Nhiều thương hiệu của Việt Nam làm rất tốt việc này. Họ dồn toàn lực (con người, chất xám, thời gian, tiền bạc) để tạo ra sản phẩm dịch vụ thật tốt. Khách hàng yêu thích đến mức họ gần như không tốn chi phí quảng cáo thương hiệu.
Thương hiệu nào cũng mong như vậy, đến lúc truyền miệng dần không còn phù hợp nữa. Như trường hợp của Starbucks.
Một dự án ở Việt Nam mà ông Nguyễn Đức Sơn – HLV khoá huấn luyện Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo của Plato tư vấn cho một doanh nghiệp Việt khá lâu năm trong ngành sản xuất sơn gia dụng.
Ông chủ tịch đã ngậm ngùi nói rằng: Khách hàng không thể là những chuyên gia về sơn. Thế nên, tuy chất lượng sơn của tôi chẳng hề thua kém so với các nhãn sơn nước ngoài như Nippon, My Color hay Dulux, nhưng giá cả và thị phần luôn thiệt thòi vì họ làm thương hiệu quá hay!”
Cấp độ 2: Kinh doanh thành công trước, thương hiệu làm sau
Câu chuyện dưới đây là một ví dụ cho cấp độ 2:
![]() “Năm 1987, ba mẹ em có mở một tiệm chè. Lúc ấy mở để kiếm sống thôi, khách đến tiện gì ăn nấy. Nhưng giờ khách quen ít dần, hoàn toàn không có giới trẻ đến ăn. Em quyết định cải tổ lại “doanh nghiệp” gia đình. Em làm thương hiệu với tên tuổi, concept rõ ràng, có design, có nội dung. Về sản phẩm thì em bỏ bớt các món không đem lại doanh thu cao, tập trung vào một số món chính. Kết quả kinh doanh tăng gấp đôi, khách hàng trẻ đến đông. Đó, thực tế từ gia đình em thấy là dù là cửa hàng thức ăn đường phố, nếu làm thương hiệu vẫn tốt hơn. Khi đã nổi tiếng, có thương hiệu bài bản rồi thì dù có thay đổi địa điểm vẫn giữ được lượng khách hàng cũ”. Học viên Đào Trang Đà Nẵng, 2018 |
Nhưng không phải chỉ có doanh nghiệp nhỏ mới làm như vậy.
Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng tập trung vào kinh doanh, sau đó mới làm bài bản về thương hiệu. Điển hình như: SunHouse, Kids Plaza, Thaco Trường Hải, FPT, La Siesta, Red Sun… Đây cũng chính là những khách hàng, học viên của HLV Nguyễn Đức Sơn.
Câu thường nghe thấy từ nhóm chủ doanh nghiệp này là: “Tôi chẳng biết gì về thương hiệu cả! Tôi chỉ biết điều chỉnh tốt hơn cho khách hàng, cho kinh doanh thôi!” Thực ra, việc họ làm chính là làm thương hiệu bền vững theo chuẩn quốc tế”. |
Làm thương hiệu lấy nền tảng là kinh doanh
Khi họ loại bỏ các sản phẩm dịch vụ không cốt lõi, tập trung vào những thứ mang lại tiếng tăm, lợi nhuận, gia tăng được giá trị cho từng đơn hàng, giá trị cho khách hàng và cho nhân sự, tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu… chính là họ đang định vị thương hiệu.
Cấp độ 3: Làm thương hiệu
“chuẩn quốc tế” từ khi khởi nghiệp
Nhóm này biết rõ mục đích và phương pháp làm thương hiệu từ khi bắt đầu. Họ áp dụng phương pháp giống với các thương hiệu ở Mỹ, Châu Âu.
Sức mạnh của việc làm chiến lược thương hiệu cấp độ 3:
- Nội bộ tổ chức từ lãnh đạo đến nhân viên nhỏ nhất, đặc biệt là bộ phận sales & marketing hiểu lộ trình xây dựng thương hiệu.
- Tổ chức hiểu như nhau về thương hiệu: Không có những tranh cãi, hiểu lầm về mục tiêu và cách thức thực thi.
- Mọi hoạt động chỉ nhất quán xoay quanh một trục ý tưởng lớn
Doanh nghiệp Việt đang nằm ở cấp độ nào của làm thương hiệu?
Thật khó để có con số thống kê trong cả nước nhưng nếu chỉ thống kê trong gần 3000 cựu học viên Plato (các chủ tịch, CEO, CMO, chuyên viên marketing lâu năm của các doanh nghiệp), ta thấy:
Khi tìm đến khoá huấn luyện Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo của Plato, 88% doanh nghiệp thuộc cấp độ 1 và 2:
- Chưa xác định được thế mạnh của mình
- Hoặc có sản phẩm tốt nhưng khách hàng chưa cảm nhận được giá trị tương xứng
Vậy bắt đầu làm thương hiệu như thế nào cho chuẩn? Cái khó nhất của doanh nghiệp khi làm thương hiệu là biết phải làm, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, chưa biết làm thế nào. Họ không chỉ cần nghe chia sẻ kiến thức chuẩn, mà còn phải thực sự giúp họ “làm chuẩn”. 5 năm qua, Học viện Plato đã áp dụng format huấn luyện này để tăng tính thực chiến cho các học viên:
|
Tham gia khoá huấn luyện Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo của Plato của HLV Nguyễn Đức Sơn, Học viện Plato, anh Ngô Xuân Thuỷ – Phó Tổng Giám đốc An Nam Group cho biết: Khoá học này giá trị nhất ở việc hệ thống lại kiến thức và có thể áp dụng được ngay.
SAVE NGAY INFOGRAPHIC NÀY ĐỂ GHI NHỚ:
Tác giả:
![]() | Plato team Biên tập và thực hiện Infographic từ nội dung gốc của tác giả Nguyễn Đức Sơn – HLV khoá Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo của Plato |
Bình luận