Đo lường văn hoá doanh nghiệp – yếu tố không thể sao chép
Nội dung
Xác định vấn đề trước khi đo lường văn hoá doanh nghiệp
WHY? Tại sao văn hóa doanh nghiệp quan trọng vậy?
Văn hóa doanh nghiệp có tác động mạnh như cơn say tín ngưỡng. Nó ảnh hưởng tới mọi hành động hàng ngày, dẫn dắt gần như máy móc mọi phản ứng, làm cho người không tuân thủ có cảm giác tội lỗi.Giáo sư Phan Văn Trường – Hệ sinh thái Cấy Nền
WHAT? Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Là các giá trị, những điều được chấp nhận là đúng, các niềm tin và các hành vi chung của nhân viên trong tổ chức. Không những bao gồm các quy tắc được viết thành văn bản mà còn bao gồm những quy tắc không được viết thành văn bản. Là lý do tại sao chúng ta làm những gì chúng ta đang làm. Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn, ADN, Gene của doanh nghiệp.
Đó chính là sự giao thoa (fusion), là ngôn ngữ kết nối giữa các lãnh đạo với nhau, giữa lãnh đạo với các bên liên quan, với nhân viên; giữa nhân viên với nhau, và đặc biệt với con người bên trong của lãnh đạo.
HOW? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào?
Mỗi công ty đều có một nền văn hóa nhưng không phải tất cả các nền văn hóa đều giúp công ty đạt được mục tiêu của mình.Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có chủ đích, có chiến lược là cần thiết!
Việc xây dựng một kiến trúc công ty, hay còn gọi là “Văn hóa”, thì quan trọng hơn việc tạo ra một sản phẩm.Steve Job – Co-founder & CEO Apple
Hãy bắt đầu bằng việc tìm ra căn tính văn hóa, đó chính là những giá trị cốt lõi của tổ chức với những niềm tin cốt lõi của lãnh đạo.
Niềm tin và hệ giá trị của cá nhân/lãnh đạo được hình thành từ đâu?
Nếu bạn đang dẫn dắt mọi người thì sẽ rất có ích nếu bạn biết được họ là ai, hoàn cảnh họ được nuôi dạy, những hành động làm họ bộc hết khả năng, và những gì họ hoảng sợ phải lưu ý.SAF in leading Book
Câu nói này cũng đã miêu tả được cơ bản cách nhìn về con người và hành vi của họ, những nhóm yếu tố lớn ảnh hưởng đến hành vi của mỗi con người, đó chính là các nhóm yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và động lực. Đây cũng chính là ý kiến của bác Trần Mạnh Báo (chủ tịch của Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) khi nói về văn hóa và lòng tự hào dân tộc ở nghĩa rất rộng.
CORE VALUES – Đi tìm giá trị cốt lõi như thế nào?
Theo Harvard Business Review: Giá trị cốt lõi là bộ nguyên tắc ứng xử, hình thành nên niềm tin ngầm định của tổ chức. Giá trị cốt lõi là động lực từ bên trong dẫn dắt cá nhân & hoạt động quản trị.
Những gì nhìn từ bề nổi về văn hóa doanh nghiệp đó chính là bộ nhận diện, logo, slogan, nghi lễ, các hoạt động văn hóa… hay thể hiện ra bằng những giá trị mong muốn như mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, hệ giá trị lõi…
Bên trong chính là những niềm tin của các cá nhân lãnh đạo bao gồm:
I) Niềm tin ngầm định của người đứng đầu
ii) Niềm tin ngầm định của nhóm chủ thể văn hóa có ảnh hưởng nhất
iii) Giá trị cốt lõi đã trở thành ngầm định của tổ chức không phụ thuộc vào ảnh hưởng của cá nhân nào.
Căn tính văn hóa đó chính là sự giao nhau của Giá trị cốt lõi của tổ chức (công khai) với niềm tin cốt lõi cá nhân (ngầm định).
SHADOW vs PERSONA? Cần đối diện với góc khuất!
Là lãnh đạo, đây là lúc nhìn về con người mình muốn thể hiện (persona), hiểu rõ điểm yếu (shadow) để hướng tới những điều thiện cho bản thân và tổ chức. Dũng cảm vs sợ hãi; danh vọng vs dục vọng; trách nhiệm vs quyền lợi; chia sẻ vs sở hữu; chúng ta vs cái tôi,
văn hóa doanh nghiệp là sự lựa chọn và đánh đổi những thứ khác cho sự lựa chọn đó!
Mọi người thường nghĩ rằng sáng tạo chỉ đơn thuần là nghĩ ra những ý tưởng hay ho, tuy nhiên thực tế là sáng tạo đồng nghĩa với việc đi thật nhanh và thử nghiệm thật nhiều thứ.Mark Zuckerberg – Nhà sáng lập Facebook
5 giá trị mà Mark đặt ra đó là: Táo bạo; Tập trung vào vấn đề lớn; Phát triển nhanh; Cởi mở & Xây dựng các giá trị đích thực. Kết quả giúp họ thay đổi liên tục, làm mới, thích ứng theo nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó chúng ta cũng hiểu được là Mark sẽ cần chấp nhận những lỗi sai hay những lúc cần bỏ đi một số dự án và làm lại từ đầu.
Câu chuyện của FPT cũng tương tự. Đi theo quan điểm dân chủ, đó là lúc lãnh đạo phải bỏ bớt “cái tôi” vì sự phát triển của tổ chức.
CORE VALUES CÓ THỰC SỰ KHÁC BIỆT?
Có thật sự rõ ràng & khác biệt giữa các doanh nghiệp?
Khi lựa chọn được giá trị cốt lõi thương hiệu, các doanh nghiệp cần định nghĩa rõ ràng cho tổ chức của mình.
Một trong những lưu ý là chúng ta hay nói về giá trị cốt lõi rất to tát rất chung chung và na ná giống nhau. Đây là lúc cần đưa rõ định nghĩa.
Một vài ví dụ minh họa…
“Chân thành” là gì? (có công ty nói rõ là “không chính trị hóa công sở”)
“Đam mê khám phá sự thật của tri thức” (có công ty đã định nghĩa là “ tránh xa với thái độ dễ hài lòng; không thỏa hiệp với hời hợt…)
Đo lường văn hóa doanh nghiệp
Đo lường là cần thiết cho quản trị!
Đo lường văn hóa doanh nghiệp là đo lường chỉ số văn hoá doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, cảm nhận của các bên ra sao về môi trường văn hóa doanh nghiệp. |
Khi có các giá trị cốt lõi đấy chính là lúc chúng ta soạn thảo cẩm nang nội bộ, truyền thông nội bộ và quan trọng hơn là cần lãnh đạo phải truyền cảm hứng cho cả hệ thống.
Ngoài ra để những nỗ lực xây dựng doanh nghiệp không trở nên vô nghĩa, các nhà quản lý cần theo dõi 3 chỉ số quan trọng:
- Chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc
- Employee Net Promoter Scores (eNPS) – Chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên
- Employee Satisfaction Index (ESI) – Chỉ số hài lòng của nhân viên
Đo lường văn hóa doanh nghiệp là việc làm cần thiết mỗi năm để doanh nghiệp hiểu hơn từ góc độ các bên liên quan cảm nhận về mình, đó là nhân viên, lãnh đạo, đối tác hay cả khách hàng. Từ đó sẽ tiếp bước cho những kế hoạch truyền thông và các hoạt động cho năm sau.
Tác giả:
Bài viết là chia sẻ của HLV Đặng Thúy Hà trong sự kiện Plato Talk “Tích hợp văn hóa doanh nghiệp & thương hiệu” |
Bình luận