
Brand Relevance – tạo sự khác biệt trong một ngành hàng
Nội dung
Brand Relevance trong một số ngành hàng
Trong một ngành hàng nào đó, khi các đối thủ cạnh tranh đã rất nhiều và đã là một thương hiệu có tiếng tăm thì rất khó mà cạnh tranh với nó.
Đối với ngành hàng hàng không, Vietnam Airline đang nắm giữ phân khúc cao, dành cho đối tượng khách hàng thích sự trang trọng, lịch sự. Điều này đã đi vào tiềm thức của khách hàng mục tiêu. Nếu hãng máy bay nào đó muốn tham gia thị trường mà nhảy vào phân khúc này thì gần như không có lợi thế cạnh tranh, hoặc nếu muốn cạnh tranh sòng phẳng thì sẽ tốn kém rất nhiều nguồn lực. Vậy nên Bamboo hay Vietjet ra đời phải đi theo chiến lược brand relevance (phù hợp thương hiệu), lựa chọn sự phù hợp mới, khác biệt với định danh phân khúc mà Vietnam Airline đã có trong tâm trí khách hàng.

Trong ngành hàng kháng sinh syrup dành cho trẻ em, thường kháng sinh thì rất đắng. Tuy nhiên nếu có công nghệ che đắng, thì sẽ tạo ra một ngành hàng phù hợp mới, chính là kháng sinh syrup dành cho trẻ em uống mà không đắng. Nếu làm được điều này thì sẽ tạo ra một chủng loại (ngành hàng) kháng sinh mới – kháng sinh không đắng, và dễ dàng dẫn đầu phân khúc ngành hàng mới mà gần như không tốn kém, có lợi thế cạnh tranh mà không phải tốn kém nhiều chi phí .
Lựa chọn chủng loại phù hợp với định vị thương hiệu
Với một thương hiệu đã có sẵn trong tiềm thức khách hàng, việc lựa chọn thay đổi chủng loại nhiều khi cũng làm mất vị thế của thương hiệu
Ví dụ, mì tôm Miliket đang nắm trọn phân khúc mì tôm ăn lẩu, giá bình dân. Khi Miliket thay đổi bao bì đẹp, sang chảnh, bán với giá cao hơn thì nó không còn phù hơp với tiềm thức của khách hàng nữa. Sự thay đổi này có nguy cơ làm cho thương hiệu bị tẩy chay. Điều này cũng đúng với việc dùng cốc vại thủy tinh, chất lượng vừa phải, lỗ chỗ khi uống bia hơi Hà Nội. Nếu các quán thay loại cốc vại trên bằng loại cốc có chất lượng thủy tinh tốt, trong suốt, thì chắc chắn chẳng ai muốn uống cả .
![]() | ![]() |
Ảnh minh họa 2 chủng loại mì tôm của Milliket – (Sưu tầm)
Đã có Facebook rồi, nhưng vẫn có Instagram, vì đơn giản Instagram cũng giống như Facebook là up ảnh, nhưng nó chỉ dùng cho việc up ảnh, với định vì là khoảnh khắc cuộc sống. Đã có YouTube rồi, nhưng Tiktok vẫn phát triển như vũ bão, vì nó lựa chọn định vị là Video ngắn và sáng tạo.
Lotus của Việt Nam cũng mong muốn tạo ra một mạng xã hội cho người Việt. Tuy nhiên, về tính chính danh cũng như việc nó định danh cho mình phân khúc nào của mạng xã hội, cũng như có tạo ra chủng loại mới nào không, thì gần như không ai thấy được. Nhắc đến Lotus thì khách hàng liên tưởng đến gì? Gần như không gì cả!!! Thế nên giờ không biết nó còn hay mất nữa!
Brand Relevance cũng chính là việc tạo ra sự khác biệt trong một ngành hàng. Định vị ngành nghề, thu hẹp nó lại, để cho khách hàng dễ phân biệt về phạm vi tham chiếu, chủng loại của nó. Khách hàng sẽ nhìn thấy: “À, đây là sự lựa chọn mới của mình!”. Việc tìm ra, lựa chọn một ngành hàng mới, không chỉ có thể giúp bạn dẫn đầu ngành hàng, mà còn có cơ hội biến đối thủ trở nên lỗi thời và ” cướp” hết khách hàng của họ.
Tác giả:
|
Bình luận