5 sai lầm khi làm chiến lược thương hiệu
Học thực tế – làm case study thật – chữa bài như một dự án tư vấn. Vì thế, 02 buổi thuyết trình của mỗi khoá Brand do HLV Nguyễn Đức Sơn trực tiếp đứng lớp được ví như “đặc sản” của khóa học. Dưới đây là chuyện lượm lặt ở buổi thuyết trình một khoá Brand gần đây….
1. Xây dựng thương hiệu cũng giống như một đầu bếp chế biến món ăn.
- Bạn đang có rất nhiều nguyên liệu tốt, hay là đang chỉ có một số ít nguyên liệu dùng được?
- Bạn muốn đưa hết tất cả những nguyên liệu sẵn có vào mâm, hay là lựa chọn nấu món ăn theo chủ đề?
Thực tế, có những người học rất giỏi, nhưng học giỏi không đồng nghĩa với ứng dụng giỏi. Không ai có thể trả lời được những câu hỏi đó nếu chưa phân tích sâu về mô hình kinh doanh và mục tiêu.
2. Trước khi tái định vị thương hiệu (repositioning), cần trả lời hai câu hỏi lớn:
- Tiếp tục đào sâu giá trị gì? Nghĩa là doanh nghiệp đang làm rất tốt giá trị này, và đây là điều không thể thiếu của doanh nghiệp. Câu hỏi này sẽ cực kỳ quan trọng với thương hiệu đã có thời gian hoạt động và có dấu ấn trên thị trường.
- Đâu là giá trị, khác biệt mới của thương hiệu. Khi tái định vị, giá trị mới đôi khi chỉ chiếm 5%, 10%, 20%… nhưng khi chốt được giá trị này sẽ kích thương hiệu lên rất nhiều.
3. Với những ngành có tính chất đặc thù ngành cao, người làm chiến lược không thể đoán insight khách hàng mà cần nghiên cứu sâu. Big idea (ý tưởng lớn) nên dựa vào đặc thù, khác biệt sản phẩm, đặc biệt với doanh nghiệp quy mô không lớn.
4. Khi đưa ra big idea của thương hiệu là thuật ngữ chuyên ngành, cần đáp ứng tiêu chuẩn trong ngành, có trích dẫn uy tín, kể cả khách hàng không ý thức được việc này nhưng đối với vấn đề chuyên môn cần đảm bảo, đặc biệt với những ngành như giáo dục, y tế, IT… Ví dụ có doanh nghiệp lựa chọn giá trị “chuẩn y khoa”, vậy thì cho dù khách hàng không hiểu hết thế nào là chuẩn y khoa, nhưng thương hiệu vẫn phải bảo đảm tuân thủ đầy đủ yếu tố chuyên môn.
5. Khi xác định doanh nghiệp là người tiên phong trong một lĩnh vực nào đó, yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp phải có quy mô lớn, nguồn lực đủ mạnh có thể dẫn dắt ngành. Với doanh nghiệp quy mô nhỏ, ưu tiên chọn chiến lược khác biệt tập trung.
Nếu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng đặc thù, lựa chọn mô hình chuyên sâu (boutique) thì sự khác biệt về sản phẩm cho khách hàng sẽ rất sâu, chi tiết, và cần chia nhỏ sản phẩm, dịch vụ.
Huấn luyện viên Nguyễn Đức Sơn Sáng lập & Giám đốc chiến lược Interloka – Agency tư vấn chiến lược thương hiệu Huấn luyện viên khóa Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo và khóa Copywriting to win customers. |
Bình luận