LÃNH ĐẠO VÀ TƯ DUY CẠNH TRANH THÔNG MINH
Một số bạn khi được hỏi đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mình là ai? Thì họ trả lời là không có đối thủ. Nghe đến đây thôi là thấy lo cho họ rồi. Chúng ta không thể thắng trận chiến nếu không biết rõ chiến trường nào mình sẽ đánh và ai là đối thủ. Thậm chí xác định được mà còn thua nữa huống gì không rõ…
Tư duy cạnh tranh là gì?
Tư duy cạnh tranh của lãnh đạo là khả năng nhận biết và đánh giá chính xác môi trường cạnh tranh, từ đó xây dựng và triển khai các chiến lược cạnh tranh hiệu quả, giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu kinh doanh. Tư duy cạnh tranh của lãnh đạo bao gồm:
1. Nhận thức rõ ràng về môi trường cạnh tranh: Lãnh đạo cần có hiểu biết sâu sắc về các yếu tố tác động đến môi trường cạnh tranh, bao gồm:
– Các đối thủ cạnh tranh: cần hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm: năng lực, điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược, mục tiêu…
– Khách hàng: hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, hành vi của khách hàng.
– Thị trường: cần hiểu rõ quy mô, xu hướng, tiềm năng của thị trường.
2. Xây dựng chiến lược cạnh tranh: Lãnh đạo cần xây dựng chiến lược cạnh tranh dựa trên phân tích môi trường cạnh tranh, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược cạnh tranh hiệu quả cần đáp ứng các tiêu chí sau:
– Phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
– Có tính khả thi, khả thi thực hiện.
– Có tính linh hoạt, có thể điều chỉnh khi cần thiết.
Ảnh: Buổi talk của thầy Nguyễn Đức Sơn về chủ đề “CEO & Tư duy cạnh tranh thông minh” trong sự kiện Year End Party tại Đà Nẵng.
Câu hỏi cần đặt ra là giữa vô vàn chiến lược cạnh tranh, lựa chọn như thế, thế nào được cho là thông minh?
Có phải là?
Sự lựa chọn tư duy sáng tạo (creative thinking): là khả năng sử dụng trí tưởng tượng và tư duy linh hoạt để tạo ra những ý tưởng mới và độc đáo.
Sự lựa chọn tư duy phản biện (critical thinking): khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định đúng đắn dựa trên bằng chứng và lý luận.
Sự lựa chọn tư duy hệ thống (systematic thinking): khả năng tổ chức thông tin và suy nghĩ một cách có hệ thống và có kế hoạch.
Tư duy cạnh tranh thông minh của lãnh đạo là khả năng của một người lãnh đạo để sử dụng tư duy sáng tạo, phân tích và đánh giá thông tin một cách logic và chiến lược để đưa ra quyết định và giải pháp một cách hiệu quả nhằm nâng cao định vị cạnh tranh của tổ chức trong môi trường kinh doanh.
Liệu chiến lược văn hóa doanh nghiệp có phải là một chiến lược cạnh tranh thông minh?
Nếu nói rằng văn hóa doanh nghiệp là một loại vũ khí cạnh tranh thông minh thì bạn cần hiểu rằng: Bạn làm được thì người khác cũng làm được. Nhưng chiến thắng sẽ thuộc về những người có thể thực thi nó một cách xuất sắc.
Một văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ và tích cực có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đầu tiên, nó tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà nhân viên cảm thấy động viên, hỗ trợ và có ý nghĩa trong công việc của mình. Điều này có thể tạo ra sự cam kết và sáng tạo từ phía nhân viên, giúp nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc.
Văn hoá doanh nghiệp có thể tạo ra một hình ảnh tích cực với khách hàng và đối tác. Một văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ và đáng tin cậy giúp gia tăng niềm tin cho khách hàng, tăng cường, mở rộng quan hệ và tạo ra sự tương tác tích cực với họ. Đồng thời, văn hoá doanh nghiệp cũng có thể thu hút và giữ chân nhân tài, tạo ra lực lượng lao động đầy tài năng và đam mê cho doanh nghiệp.
Cho dù lựa chọn chiến lược cạnh tranh nào suy cho cùng, chiến lược đó vẫn phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, sắc sảo cho doanh nghiệp. Đồng thời tạo môi trường nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển, cải tiến đột phá, mang lại giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng, tạo ra những tác động tích cực cho xã hội.
Trong ngành mình rất ngưỡng mộ Pizza 4P’s – một thương hiệu có chiến lược xuất sắc, thực thi nhất quán và hiệu quả văn hóa lấy con người làm trung tâm và kinh doanh với triết lý cao cả nhưng vô cùng bình dị: Vì nụ cười hòa bình của thế giới.
Hay như Apple, một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của Apple là tư duy cạnh tranh thông minh của Steve Jobs, nhà đồng sáng lập và CEO của Apple. Steve Jobs có tầm nhìn xa trông rộng, luôn đi trước thị trường, có khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Ông đã dẫn dắt Apple phát triển những sản phẩm đột phá, thay đổi cách người dùng sử dụng công nghệ.
Có thể nói ở những doanh nghiệp trên, lãnh đạo có yếu tố lôi cuốn (charismatic leadership) và tư duy đột phá dẫn dắt (moonshot thinking).
Chia sẻ của anh Lê Thái Hoàng – CEO Thai Market sau buổi talk của thầy Nguyễn Đức Sơn về chủ đề “CEO & Tư duy cạnh tranh thông minh” trong sự kiện Year End Party tại Đà Nẵng. |
Cùng nhìn lại một số hình ảnh đẹp tại sự kiện Year End Party 2023 tại Đà Nẵng với chủ đề “Flow”.
Bình luận