Lựa chọn chiến lược hay chiến thuật trong doanh nghiệp?
“Luận về chiến lược” là đầu sách về chiến lược mà tôi tâm đắc, và đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Tác giả là John Gaddis – Giáo sư Đại học Yale, một trong những nhà sử học hàng đầu của Mỹ. Cuốn sách này chứa nhiều đúc kết khá công phu về các nhân vật lịch sử, đồng thời là những nhà chiến lược gia lừng danh qua các thời kỳ lịch sử từ cổ đại đến hiện đại. Chiến lược có sứ mệnh giành chiến thắng kẻ thù (trong chiến tranh) và đạt các mục tiêu tầm nhìn đặt ra của tổ chức (thời bình).
Đối với doanh nghiệp cũng vậy, họ đặt mục tiêu chiến thắng cho trận lớn, trận nhỏ và cho cả chiến dịch. Hành trình từ ý tưởng – kế hoạch – thực thi này phải đồng bộ mới dành chiến thắng cuối cùng.
Vậy câu hỏi quan trọng dành cho các vị tham mưu trưởng: Giữa chiến lược và thực thi, cái nào quyết định nhiều hơn?
Nếu như nói “cả hai đều quan trọng?” thì đây là câu trả lời mà đến nhân viên bình thường cũng có thể nói được.
Là một “vị tướng”, nếu không nhận định được yếu tố nào quan trọng hơn trước mỗi chiến dịch, ta sẽ không biết tập trung vào đâu, gỡ nút thắt ở đâu, ưu tiên nguồn lực vào khâu nào và khi nào. Trong nhiều trường hợp, thành công cuối cùng không phải đến từ chiến lược xuất sắc, mà là do khâu thực thi quyết liệt hơn, sáng tạo hơn người khác. Ngày nay, môi trường tương tác của mạng xã hội bùng nổ, nhiều nhãn hàng đạt được doanh số khủng nhờ vào năng lực bán hàng xuất sắc của các cá nhân hoặc ý tưởng quảng cáo, nội dung content xuất sắc. Tất nhiên, để tạo dựng thương hiệu phát triển dài hơi, vai trò chiến lược lúc đó sẽ rất quan trọng. Vì để thành công trong việc duy trì tính liên tục, không thể chỉ phó thác cho tài năng cá nhân của lãnh đạo gánh team, mà còn cần đến nỗ lực thường xuyên của từng chiến thuật nhỏ lẻ.
Vấn đề hóc búa là phải nhận định được tình huống. Liệu một big idea chiến lược có thể thay đổi tình thế hay không? Hay phải cần nhiều ideas nhỏ liên tục support cho nhau? Hay bối cảnh sẽ phụ thuộc phần lớn vào thực thi là chính?
Nhận định lệch, giải pháp theo sau cũng chệch hướng. Nhiều CEO đưa ra quyết định chiến lược thiếu căn cứ vì không nhận định được tình huống đang ở thế trận gì. Ai đã từng rơi vào hoàn cảnh chọn sai hướng đi phải làm lại sẽ thấy khổ thế nào!
“Chiến lược không chiến thuật đi mãi không đến đích. Chiến thuật không chiến lược chỉ là một tiếng kêu trước khi thất bại.”
Tôn Tử
Với một nhà quản trị chiến lược, cần có trí tưởng tượng vươn xa đi cùng những bước nhỏ vững chắc với đôi chân bám chặt mặt đất.
Huấn luyện viên Nguyễn Đức Sơn Sáng lập & Giám đốc chiến lược Interloka – Agency tư vấn chiến lược thương hiệu Huấn luyện viên khóa Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo và khóa Content writing for leadership. |
Bình luận