Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh – Không đóng gói, không thể quản trị

Một số doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm, nhu cầu khách hàng nhưng lại bỏ qua hoặc không trả lời được câu hỏi cực kỳ quan trọng: vậy chiến lược sản phẩm trong mô hình kinh doanh nào? Không trả lời được câu hỏi này, giống như cầu thủ đá bóng trên sân không biết họ đang chơi theo chiến thuật gì dẫn đến mạnh ai nấy đá, có thể kỹ thuật rất hay, từng pha nhỏ lẻ rất hay, nhưng toàn cục trận đấu sẽ không ra hình hài gì cả. Lỗi này hoàn toàn thuộc về vị lãnh đạo đứng đầu.
Theo một bài viết phân tích trên tạp chí Harvard Business Review, một mô hình kinh doanh vượt trội đều phải tìm lời giải cho 03 câu hỏi lớn.

Mục tiêu giá trị mới (New values proposition)

So với mô hình cũ, anh mang lại những lợi ích mới gì cho khách hàng hiện tại (current users) và thu hút cả tệp người dùng mới (potential users)?

Công thức vận hành mới (New operation formula)

So với mô hình cũ, cách thức vận hành mới có tối ưu được nguồn lực của doanh nghiệp để tối đa lợi ích người dùng? Theo mình đúc kết qua thực tế triển khai, đây là nội dung hội tụ tính sáng tạo nhiều nhất, đòi hỏi năng lực lõi và trí tuệ nhiều nhất. Để fix được công thức vận hành, một new biz model có khi mất hàng năm. Đọc cases kinh điển như Airbnb, Salesforce hay CitizenM thấy founders vất nhất và giỏi nhất khâu này.

Công thức tạo lợi nhuận (new profit formula)

Đây là hạng mục về quản trị cấu trúc chi phí. Một mô hình kinh doanh mới đi được lâu dài đòi hỏi phải mang lại lợi nhuận. Tối đa lợi ích cho người dùng nhưng đồng thời phải giữ cấu trúc chi phí cạnh tranh. Đây là lý do tại sao nhiều sản phẩm chất lượng rất tốt nhưng không bán được, hoặc bán được nhưng không đủ độ lớn người mua để tồn tại.

Mình mê khám phá mô hình kinh doanh mới. Vì thấy nó quá hay. Đúc kết ra những quy luật riêng là hành trình khá kỳ công, vất vả và giá trị. Mô hình BS+ hoàn toàn mới của Interloka là một ví dụ như vậy. Đến nay, trong ngành tư vấn branding, đây hoàn toàn là new business model. Càng làm mình càng thấm 3 câu hỏi lớn nêu trên. Đặc biệt khâu Operation formula, riêng ngồi viết coaching slides & hệ thống biểu mẫu để doanh nghiệp có thể tự làm cho phần brand strategy và văn hoá doanh nghiệp mình mất gần 01 năm viết sửa, sửa viết dựa trên kinh nghiệm 15 năm làm nghề. Không đóng gói, không thể quản trị.

Tác giả
Huấn luyện viên Nguyễn Đức Sơn
Sáng lập & Giám đốc chiến lược Interloka – Agency tư vấn chiến lược thương hiệu
Huấn luyện viên khóa Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo và khóa Content writing for leadership

Bình luận