Nguyên tắc bán hàng “đắt giá” để không đi chệch định vị thương hiệu
Nội dung
Tăng doanh số không phải là nguyên tắc bán hàng duy nhất!
Bản kiểm điểm.
Hồi mới làm Porsche, tôi thường xuyên bị sếp gọi vào kiểm điểm. Có gì to tát đâu, toàn chuyện quần áo mặc chưa đẹp, tài liệu xếp chưa gọn, nội dung bài viết chưa phù hợp, rồi đến các lỗi báo cáo, quy trình nội bộ (phức tạp dã man…), chả thấy sếp chê trách gì về doanh số.
Cả các anh chị phòng marketing nữa, suốt ngày duyệt các nội dung video rõ là lâu, nhưng soi từng lỗi của mình trên mạng xã hội thì rất là nhanh. Phải thú nhận tôi thấy rất khó chịu và bị gò bó, mất tự do vô cùng. Họ cứ chăm chăm đi vào tiểu tiết, người ta làm sales thì cứ bán được hàng là được cơ mà.
Sau quen dần, hiểu dần, học hỏi và trải nghiệm dần thì thấy họ làm vậy là đúng.
Porsche là một thương hiệu xa xỉ, có bề dày di sản, văn hoá và có những nguyên tắc riêng. Tôi là sales, vị trí tuy nhỏ nhưng là đại diện của hãng. Mọi phát ngôn, cư xử không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu. Đặc biệt trong thời đại thông tin ngày nay.
Mình có đánh giá cao tầm quan trọng của mình quá không? Không hề! Vì mọi nguyên tắc này đều áp dụng cho các nhân sự khác ở Porsche. Ai cũng nói sai một chút thì hình ảnh thương hiệu đi về đâu?
Không những có nguyên tắc rõ ràng, xử phạt nghiêm khắc, công ty còn thường xuyên đào tạo về sứ mệnh, văn hoá, chiến lược của hãng và kỹ năng mềm cho nhân viên. Chẳng thế mà càng làm, càng đi học, Đức càng thấy may mắn khi được gắn bó với con người, môi trường ở Porsche.
Những kiến thức chuyên môn về xe chỉ học 3 tháng, nhưng những bài học về tác phong chuyên nghiệp, cách làm thương hiệu, văn hoá thượng lưu thì Đức học 4 năm chưa hết! (*)
Bên trên là chia sẻ của anh Nguyễn Quang Đức – học viên khóa Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo 44 & Copywriting 13 – Plato, chuyên viên kinh doanh Porsche. Thành tích ấn tượng của anh:
|
Bán hàng hay “bán thương hiệu?
Qua câu chuyện của anh Đức, ta có thể thấy nguyên tắc bán hàng không chỉ bằng mọi cách có doanh số, mà còn phải hướng tới doanh số bền vững và ngày càng tăng giá trị cho sản phẩm.
Việc duy trì những nguyên tắc chặt chẽ của chiến lược thương hiệu chính là cách tạo cho khách hàng một cảm nhận nhất quán, tập trung và khác biệt về sản phẩm. Khi nói đến ngành hàng, cái tên sản phẩm của bạn có thêm cơ hội được xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng. Bạn cũng có nhiều cơ hội được khách hàng trung thành và ủng hộ hơn. |
Mỗi lần bán hàng là một lần “bán” thương hiệu.
Mỗi điểm chạm của thương hiệu sẽ dẫn đến bán được hàng, bán nhiều lần, bán với giá trị cao hơn, và bán bền vững.
Anh Nguyễn Quang Đức – Học viên khóa Brand 44 và Copywriting 13.
|
Bình luận