Xây dựng thương hiệu cá nhân lãnh đạo

Xây dựng thương hiệu cá nhân lãnh đạo lôi cuốn và quy luật 1%

Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân lãnh đạo lôi cuốn

Các lãnh đạo doanh nghiệp đều cầu hiền tài. Nhiều lãnh đạo tài, nhưng vẫn khá khó khăn thu hút người tài. Nhiều trường hợp thu hút được nhưng không giữ được. Nhân sự giỏi đến xuất sắc nếu gắn bó lâu ở một công ty, đa số vì lực hấp dẫn từ người đứng đầu. Người giỏi để chọn một nơi làm việc tốt không dễ, cũng không quá khó. Nhưng người giỏi rất khó tìm thấy một tổ chức tốt có người đứng đầu là lãnh đạo lôi cuốn. Không chỉ xuất sắc. Xuất sắc chưa chắc đã lôi cuốn. Ý tôi là lãnh đạo lôi cuốn (leadership charisma).

Quan sát và đúc kết cá nhân:

Leadership charisma = talent + persona + faith

Tài năng không thể học mà thành. Sự rèn luyện dù chăm chỉ đến mấy cũng chỉ đến mức giỏi nếu thiếu tư chất. Người ta bảo thành công đến từ 99% rèn luyện và 1% tài năng. Chính 1% mới làm nên khác biệt. Thành công luôn đi cùng lao động miệt mài ngày đêm. Nhưng ở một nhóm lao động miệt mài như nhau, tư chất bẩm sinh dù chỉ 1% lại làm nên khác biệt của người xuất sắc. Lãnh đạo lôi cuốn đầu tiên phải có thành tích xuất sắc. Những lãnh đạo tài năng có phong cách lôi cuốn được gọi là Charismatic leaders. Có thể kể đến một số tên quen thuộc như như cựu tổng thống nước Anh Winston Churchill, tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, các doanh nhân như Florentino Perez, Howard Schultz. Những cá nhân nổi bật này có cá tính, hình mẫu rất khác nhau nhưng đều có sự lôi cuốn đặc biệt theo cách của họ. Winston Churchill, thủ tướng nước Anh giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2, rất nổi tiếng với cá tính gồ ghề, mạnh mẽ, cực kỳ quyết đoán. Nhà lãnh đạo Nelson Mandela quá nổi tiếng với tính cách nhã nhặn, lịch lãm và nhân từ vĩ đại. Howard Schultz được biết đến về phong cách lãnh đạo nhân văn, sâu sắc với sự điềm đạm hiếm có. Ở những nhà lãnh đạo này, chúng ta có thể nhận thấy sự hấp dẫn cá nhân đến từ tài năng (talent), phong cách (persona) và đức tin mãnh liệt vào lý tưởng theo đuổi (faith).

Thương hiệu cá nhân lãnh đạo không chỉ là xây dựng hình ảnh

Khi nói về đề tài thương hiệu cá nhân cho lãnh đạo (leadership personal brand), hầu hết chỉ tập trung vào xây dựng hình ảnh cần có (designed brand image). Xây dựng thương hiệu cần rõ mục tiêu là đúng rồi. Nhưng thách thức lớn hơn là con đường để đi tới mục tiêu đó có những nguyên lý, quy luật rất quan trọng không thể bỏ qua: nguyên mẫu nguyên thuỷ con người cá nhân bên trong. Cũng như tài năng, đặc điểm của phong cách là có tính tự nhiên, không chỉ học, chỉ bắt chước là thành: Charisma is half inborn and half acquired, which means you have to be blessed with certain qualities at birth but you also need to nurture and develop them”. (source: Leadership charisma, Forbes)

Phong cách lãnh đạo là một phiên bản mở rộng con người cá nhân đã có sẵn. Một người không thể trở thành một lãnh đạo lôi cuốn nếu không biết hạt mầm để tạo nên sự lôi cuốn trong anh ta là gì. Các nhà quản trị đã đúc kết một số phong cách lãnh đạo điển hình như lãnh đạo kỹ trị, dân chủ, chuyên chế, phụng sự, dẫn dắt. Chọn cho mình một phong cách lãnh đạo chỉ vì mục tiêu khớp với các yêu cầu bền ngoài (như đặc tính môi trường văn hoá tổ chức, yêu cầu phải phù hợp đám đông, để thu hút khách hàng đối tác) là cần thiết. Nhưng nếu chỉ vì vậy, đến một lúc nào đó, cá nhân lãnh đạo sẽ rơi vào mệt mỏi, thậm chí cảm thấy trống rỗng. Đơn giản vì anh ta bỗng nhận ra hình ảnh anh ta đang đeo vào mình đó (trong tâm lý học gọi là Persona), khác hơi xa so với con người anh ta có. Bền vững luôn xuất phát từ bên trong, thương hiệu cá nhân cho lãnh đạo không phải ngoại lệ. Không có bột, không đủ bột, không thể xây nên một hình hài.

Leadership charisma = talent + persona + faith

Với tài năng, chỉ cần 1% cũng làm nên khác biệt. Với phong cách, nhất định sự lựa chọn phong cách phải dựa vào con người nguyên thuỷ bên trong (archetype). Tại sao sự lôi cuốn cá nhân (lãnh đạo là một cá nhân đặc biệt) chỉ hình thành từ nguyên mẫu mỗi người có sẵn?

Vì nguyên mẫu là hình ảnh có tính chất vô thức. Nhà tâm lý học Thuỵ Sỹ Carl Jung cho rằng những nguyên mẫu đã hình thành từ khi mỗi người mới sinh ra, có ở tất cả mọi người và mang tính cha truyền con nối. Nguyên mẫu không cần phải trải qua học tập mới có và chúng vận hành nhằm giúp ta sắp xếp sự trải nghiệm của bản thân với một số thứ nhất định trong cuộc sống. Mỗi người sinh ra đã là một nguyên mẫu rồi. Môi trường gia đình, nơi làm việc, xã hội có tác động đến sự thay đổi. Nhưng nguyên mẫu thực chất không mất đi, phát tiết thế nào là do bối cảnh. Lãnh đạo lôi cuốn vì phong cách bên ngoài chính là nguyên mẫu con người của họ. Không vấn đề gì khi một người nỗ lực bồi đắp những điều tốt đẹp, xây dựng hình ảnh bên ngoài ban đầu họ không có. Khi một người nỗ lực hướng tới sự phát triển tích cực, đó là điều đáng trân trọng. Không phải ai cũng cố gắng đủ nhiều để tạo ra sự thu hút như vậy. Tuy nhiên sự lôi cuốn (charisma), theo quan điểm của tôi, khó hình thành nếu chỉ dựa vào nỗ lực. Tài năng (talent), phong cách (persona) hay đức tin (faith) cơ bản là những gì có sẵn. Chẳng ai thành công thiếu lao động & nỗ lực miệt mài. Nhưng trong số những người thành công, rõ ràng không nhiều người thực sự lôi cuốn. Dễ dàng để đánh giá Ronaldo CR7 và Ronaldinho ai thành công hơn. Nhưng ai quyến rũ hơn và lôi cuốn hơn sẽ là một chủ đề không có hồi kết. Đối với một nhà lãnh đạo tổ chức, đánh giá thành công và lôi cuốn cũng tương tự.

Thương hiệu cá nhân lãnh đạo không tìm kiếm sự hoàn hảo

“Tôi làm nơi đây hơn 20 năm, suy cho cùng cũng vì lãnh đạo đứng đầu”.

“Đi mấy nơi, cuối cùng tôi quay lại nơi này, vì thấy được phát triển bản thân ở môi trường văn hoá lãnh đạo gây dựng”.

Những câu nói cực kỳ quen thuộc từ đội ngũ giám đốc cao cấp ở các doanh nghiệp tôi thường xuyên được nghe trải lòng (khi phỏng vấn làm dự án văn hóa doanh nghiệp). Bất kể đó là doanh nghiệp tập đoàn lớn hay SME bé vài chục người. Tất cả lãnh đạo có sức lôi cuốn có điểm chung là không cố tình tạo ra hình ảnh nào đó. Họ không có khái niệm về thương hiệu cá nhân.

Nhưng chính họ lại có sự lôi cuốn rất mạnh từ thương hiệu cá nhân với tư cách là một nhà lãnh đạo. Tuy mức độ thể hiện khác nhau, tôi nhận thấy họ có một phong cách lãnh đạo khá giống nhau – lãnh đạo trầm lặng. Nồng nhiệt nhưng vẫn trầm lặng. May mắn thay, khái niệm này đã được gọi tên bởi Carlo Ancelotti, nhân vật tôi rất yêu thích. Nhóm lãnh đạo phong cách này thực chất luôn ý thức mạnh mẽ về phát triển bản thân, trầm tĩnh với sự ồn ào và thay đổi vừa đủ nếu cần.

Lãnh đạo lôi cuốn không tìm kiếm sự hoàn hảo, không gò mình theo khuôn mẫu người khác muốn họ trở thành. Tiêu chuẩn duy nhất họ luôn khắc ghi chính là lý tưởng họ theo đuổi, mục tiêu sứ mệnh tổ chức họ cam kết. Ngoài ra họ cũng không cố để đi tìm sự lôi cuốn, thậm chí còn không để ý lắm đến người ta có coi mình như vậy hay không. Họ dành trọn thời gian cho những gì họ theo đuổi mất rồi. Giống như một nhà thá

Tác giả

Huấn luyện viên Nguyễn Đức Sơn
Sáng lập & Giám đốc chiến lược Interloka – Agency tư vấn chiến lược thương hiệu
Huấn luyện viên khóa Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo và khóa Content writing for leadership

Bình luận