
5 hiểu lầm về chiến lược thương hiệu
Nội dung
Có người nghĩ thương hiệu là quan trọng nhất, là đầu tiên…
Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu
…nhưng thực sự nó chẳng là cái gì cả nếu không dựa trên một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Mô hình kinh doanh đi trước, thương hiệu theo sau.
Khi chưa chọn được mô hình kinh doanh khả thi, khó có định hướng cho một một chiến lược sản phẩm khả thi.
Khi chưa rõ mô hình kinh doanh vận hành theo hướng nào, chiến lược thương hiệu khó xác định đi theo định hướng lớn với một big idea khả thi.
Đây là điều các CEO có lẽ cần nhận thức trước khi họ cùng team của mình mổ xẻ những kỹ thuật chi tiết về sản phẩm, về truyền thông, về content, về quảng cáo trên Facebook, Google và vô số tác nghiệp cụ thể khác.
Chỉ cần thương hiệu nổi tiếng, còn đo lường hiệu quả là… chuyện khác!
…Không phải như vậy! Chiến lược thương hiệu sau khi đưa vào thực thi cần có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh (tăng doanh số, tăng giá trị sản phẩm, khách hàng biết đến và yêu quý doanh nghiệp hơn, và doanh nghiệp có định hướng phát triển dài hạn một cách rõ ràng).
Thương hiệu là… sự nổi tiếng “chung chung”, người ta biết đến là được!
Sứ mệnh của chiến lược là “giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể”. Trong quá trình làm nghề tư vấn thương hiệu, HLV Nguyễn Đức Sơn cho rằng chẩn đoán vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp là việc làm tối quan trọng. Vấn đề một doanh nghiệp tập đoàn nghìn tỷ nghìn nhân viên (như FPT, ThaCo …) khác vấn đề của một doanh nghiệp nhỏ gần chục tỉ, vài ba chục tỉ với số nhân viên vài chục người. Vấn đề của một start-up như Kangaroo hay Vietjetair (ra mắt năm 2012) rất khác với hiện trạng năm 2020 của họ.
Chiến lược thương hiệu là… theo trend hoặc mỗi người làm một kiểu!
Chiến lược là phải sáng tạo, đương nhiên! Nhưng làm chiến lược thương hiệu là để công ty phát triển thật bền vững. Vì thế, cần dựa trên những đúc rút về quản trị nhiều năm, qua hàng ngàn casestudy, cần có 1 chuẩn quốc tế, và đồng thời, không quên nghiên cứu kỹ tình hình thực tế.
Chiến lược thương hiệu chỉ là vấn đề… vĩ mô của lãnh đạo!
Không, chiến lược xây dựng thương hiệu phải là một bản hướng dẫn chi tiết cho giai đoạn triển khai. Thật sai lầm khi cho rằng chiến lược được quyền tồn tại độc lập với kết quả thực thi của chiến thuật. Dù bạn nhân viên mới đang viết một status cho công ty, hay một mẫu quảng cáo nho nhỏ trên báo, đều phải hiểu và đúng chiến lược.
Cuối cùng, chiến lược thương hiệu sinh ra để chiến thắng. Nó phải đủ sắc bén để mang lại sự tăng trưởng cho công ty. Nhưng cũng phải đủ dễ hiểu để mọi bộ phận trong công ty đều có thể hiểu và hợp lực đưa công ty đến chiến thắng.
Gần 3000 học viên đã tìm được con đường chiến thắng tại khoá huấn luyện Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo của HLV Nguyễn Đức Sơn.
Không lý tưởng hoá thương hiệu, không phụ thuộc vào thương hiệu, mà chỉ có cách làm thương hiệu thực tế & hiệu quả nhất.
>> Đọc thêm bài viết: 3 cấp độ làm chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp mới bắt đầu
Tác giả:
![]() | Ông Nguyễn Đức Sơn Sáng lập & Giám đốc chiến lược Interloka – Agency tư vấn chiến lược thương hiệu Huấn luyện viên khóa Xây dựng & Quản trị thương hiệu dành cho lãnh đạo và khóa Copywriting to Win Customers. |
Bình luận